HACCP và BRC giống và khác nhau ở điểm nào? BRC có ưu điểm gì hơn so với HACCP? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết này của VCR nhé.

Định nghĩa

BRC

Tiêu chuẩn BRC là viết tắt của Bristish Retail Consortium đề cập tới bộ tiêu chuẩn gồm các điều khoản về kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng được ban hành bởi Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh Quốc. Nó yêu cầu các nhà sản xuất chú trọng vào toàn bộ quá trình (từ nguồn nguyên liệu đầu vào, trồng trọt, thu hoạch…) thay vì chỉ kiếm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng.

khai-niem-haccp

HACCP

HACCP là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.

HACCP là viết tắt của Hazard Analysis Critical Control Point.

Mối liên hệ giữa BRC và HACCP

Việc thực hiện HACCP được liệt kê ngay trong điều thứ 2 của các nguyên tắc BRC. Tất cả các thành viên của hiệp hội BRC và cả các nhà cung cấp thực phẩm cho hiệp hội này đều phải áp dụng HACCP.

Do đó có thể nói HACCP và BRC là 2 tiêu chuẩn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để thành công trong việc đáp ứng BRC không thể bỏ qua HACCP.

Điểm giống nhau giữa HACCP và BRC

Mục đích

Cả BRC và HACCP đều:

  • Giúp doanh nghiệp trong việc kiểm soát các mối nguy về ATTP
  • Đảm bảo người tiêu dùng được tiếp cận tới những sản phẩm chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe

Đối tượng

Toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở kinh doanh, sản xuất trong chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm.

diem-giong-nhau-cua-haccp-va-brcLợi ích

  • Đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Phát hiện kịp thời các mối nguy và có biện pháp xử lý
  • Nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng của hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Giảm thiểu tần suất kiểm tra đánh giá VSATTP
  • Tăng niềm tin của khách hàng vào sản phẩm và tên tuổi doanh nghiệp
  • Giảm thiểu rào cản thương mại và tăng cơ hội thuận lợi khi tiếp cận thị trường nước ngoài

Phương pháp thực hiện

Phải đáp ứng các điều kiện và chương trình tiên quyết HACCP về nhà xưởng, trang thiết bị, công tác vệ sinh, khu lưu trữ…

Phạm vi công nhận

Trên toàn thế giới.

Điểm khác nhau giữa HACCP và BRC

Nguồn gốc / Cơ quan ban hành

HACCP được xây dựng và ban hành bởi Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CODEX.

BRC được xây dựng và ban hành bởi Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc.

nguon-goc-cua-brcPhạm vi

HACCP hay hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn nhằm phát hiện và giảm thiếu các rủi ro về mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

BRC thì kiểm soát bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất thực phẩm - phạm vi rộng hơn HACCP.

Nguyên tắc / Yêu cầu chính

Các nguyên tắc BRC:

  • Cam kết của lãnh đạo cấp cao và liên tục cải tiến
  • Thực hiện HACCP
  • Có hành động đánh giá nội bộ
  • Vệ sinh nhà xưởng và máy móc, trang thiết bị
  • Thử nghiệm và đánh giá sản phẩm trước khi đưa ra thị trường
  • Kiểm soát hoạt động sản xuất, máy móc, sản phẩm và nhân sự
  • Có chương trình đào tạo nhân sự, kiểm tra sức khỏe và trang bị đồ bảo hộ đầy đủ

7 Nguyên tắc HACCP:

  • Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy (Mối nguy Sinh học; Hóa học và vật lý).
  • Nguyên tắc 2: Xác định các Điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
  • Nguyên tắc 3: Xác định các Ngưỡng tới hạn của CCP
  • Nguyên tắc 4: Thiết lập các thủ tục kiểm soát Điểm tới hạn
  • Nguyên tắc 5: Thiết lập các hành động khắc phục
  • Nguyên tắc 6: Thiết lập thủ tục kiểm tra – xác minh
  • Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu giữ hồ sơ, tài liệu

Sự tham gia của lao động

BRC đề cập cụ thể tới việc đào tạo và các thông tin yêu cầu người lao động cần nắm rõ trong khi HACCP không đưa ra yêu cầu cụ thể.

Hiệu lực

  • Chứng nhận HACCP có hiệu lực 3 năm
  • Chứng nhận BRC có hiệu lực 6 hoặc 12 tháng

diem-kha-nhu-giua-haccp-va-brc

Ưu điểm của BRC so với HACCP

Phạm vi kiểm soát của BRC rộng hơn so với HACCP, do đó khi doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn BRC thì cũng đã bao gồm cả HACCP.

Có chứng nhận HACCP thì cần cải tiến gì để nâng cấp lên BRC?

  • Cam kết của quản lý cấp cao: Là yêu cầu đầu tiên của BRC chưa được bao gồm trong HACCP, vì thế doanh nghiệp muốn chuyển đổi từ HACCP sang BRC sẽ cần có được cam kết của quản lý cấp cao. Cam kết này có tác dụng trong việc đảm bảo mọi hoạt động cải tiến về sau sẽ được duy trì thực hiện liên tục.
  • Tiêu chuẩn nhà xưởng: Để đảm bảo an toàn thực phẩm, BRC yêu cầu doanh nghiệp phải sở hữu một nhà xưởng đạt tiêu chuẩn, hạn chế tối đa khả năng thực phẩm bị nhiễm bẩn. Nhà xưởng phải được bố trí hợp lý, làm sạch thường xuyên và được bảo trì liên tục. Đặc biệt, nhà xưởng cũng sẽ cần đáp ứng được các yêu cầu kiểm soát sinh vật gây hại được đưa ra trong tiêu chuẩn BRC
  • Ghi nhãn sản phẩm: Doanh nghiệp cần một quy trình hiệu quả để kiểm tra lại nhãn của sản phẩm bất cứ khi nào công thức sản phẩm được thay đổi, nhà cung cấp đồng thời đảm bảo toàn bộ dây chuyền sản xuất đang và sẽ dùng những loại nhãn mới nhất.

can-gi-de-nang-cap-haccp-len-brc

  • Xử lý yêu cầu với vật liệu đặc biệt: Doanh nghiệp sẽ cần chứng minh mình đã quản lý sản phẩm đúng cách, đặc biệt là với các chất gây dị ứng, xuất xứ nguyên liệu cũng như việc thử nghiệm sản phẩm để đảm bảo nó là an toàn
  • Kiểm soát quy trình: Cần có các quy trình để kiểm tra hiệu quả hoạt động chặt chẽ
  • Đào tạo nhân viên: Thực hiện đào tạo tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp về BRC và cách sử dụng các thiết bị mới khi nâng cấp lên BRC. Hướng dẫn cho nhân viên cách thực hiện các hành vi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm


PN