Thiết bị phòng sạch VCR sẽ chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai tiêu chuẩn ISO 22000 và FSSC 22000, các bạn cùng tham khảo dưới đây nhé.

Định nghĩa

ISO 22000

ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. ISO 22000 được soạn thảo và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.

Bộ tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với ISO 9001 và HACPP nhằm giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo chất lượng thực phẩm an toàn ở mọi cấp độ.

dinh-nghia-iso-22000

FSSC 22000

FSSC 22000 là tiêu chuẩn chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho toàn bộ các đơn vị, tổ chức có tham vào chuỗi cung ứng thực phẩm. ĐÂy là tiêu chuẩn được ban hành bởi tổ chức FSSC - Food Safety System Certification.

Điểm giống nhau

  • Phạm vi công nhận: cả 2 đều là tiêu chuẩn quốc tế nên đều được công nhận trên phạm vi toàn cầu
  • Hiệu lực chứng nhận trong vòng 3 năm
  • Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức có tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm thực phẩm
  • ISO 22000 là cơ sở xây dựng lên tiêu chuẩn FSSC 22000, do đó bộ tài liệu và quy trình thực hiện 2 tiêu chuẩn này cũng khá giống nhau.

diem-giong-nhau-cua-iso-22000-va-fssc-22000

Điểm khác nhau

Tiêu chí

FSSC 22000

ISO 22000

Tổ chức công nhận

Tổ chức sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu GFSI

Các tổ chức công nhận bên thứ 3 được chỉ định

Hệ thống tài liệu

Bao gồm:

Bao gồm các biểu mẫu, quy trình, chính sách, danh sách kiểm tra, hướng dẫn… trình bày dưới dạng văn bản

Yêu cầu

Yêu cầu cao và nghiêm ngặt hơn ISO 22000, đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí và công sức

Không cứng nhắc như FSSC 22000 nên ISO 22000 là lựa chọn phổ biển của doanh nghiệp

Tiêu chuẩn của chương trình tiên quyết

Có một tiêu chuẩn hướng dẫn thực hiện

Không cụ thể

Phạm vi áp dụng

Nông nghiệp, các sản phẩm động vật dễ hỏng, chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn, thành phần thực phẩm và sản xuất vật liệu đóng gói thực phẩm

Cho toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức có tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các hoạt động trong chuỗi thực phẩm

Thông báo khi đánh giá

Kiểm tra đột xuất không có thông báo

Có thông báo trước khi kiểm tra

Ứng dụng

Ứng dụng kết hợp với các tiêu chuẩn quản lý chất lượng từ ISO 9001 và các yêu cầu khác liên quan tới quản lý chất lượng và tính an toàn của thực phẩm trong quá trình lưu thông. Đồng thời giảm thiểu tối đa các rủi ro phát sinh.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

diem-khac-nhau-cua-iso-22000-va-fssc-22000

Doanh nghiệp nên chọn ISO 22000 hay FSSC 22000?

Có thể thấy cả 2 tiêu chuẩn đều nhằm mục đích đảm bảo chất lượng hệ thống ATVSTP cho doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên FSSC sẽ có những yêu cầu cao hơn, nghiêm ngặt hơn và cần nhiều thời gian, chi phí… để đáp ứng. Một phần lí do FSSC được đề cao hơn là do nó có sự công nhận của GFSI nữa.

Các doanh nghiệp có một trong số các chứng nhận tiêu chuẩn như GMP, HACCP, ISO 22000, BRC, FSSC 22000… đã được công nhận là đáp ứng được VSATTP nên doanh nghiệp không cần quá băn khoăn về việc nên lựa chọn tiêu chuẩn nào. Có 1 số tiêu chí nên cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp như quy mô, mục đích kinh doanh, khách hàng mục tiêu…

nen-chon-iso-22000-hay-fssc-22000

Nếu bạn là doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu thì có thể cân nhắc lựa chọn FSSC để được đánh giá cao hơn. Nếu chỉ sản xuất kinh doanh trong nước thì lựa chọn ISO 22000.

Các hoạt động cần bổ sung khi nâng cấp từ ISO 22000 lên FSSC 22000

  • Quản lý dịch vụ: bổ sung một số quy định nghiêm ngặt hơn so với ISO 22000
  • Hoạt động quản lý chất lượng: quản lý chất lượng sản phẩm/ dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001
  • Ghi nhãn sản phẩm: ngoài các yêu cầu của 8.5.1.3 của ISO 22000:2018, tổ chức phải đảm bảo rằng thành phẩm được đánh nhãn theo tất cả các yêu cầu luật định và an toàn thực phẩm áp dụng (bao gồm cả chất gây dị ứng) tại quốc gia mà sản phẩm này dự định bán đến.

can-gi-de-nang-cap-iso-22000-len-fssc-22000

PN