Chính vì thế, ISO phối hợp với ngành dầu khí quốc tế, nhằm đưa ra một hệ thống quản lý chất lượng danh riêng cho ngành dầu khí được công nhận theo tiêu chuẩn ISO/TS 29001 là rất cần thiết, hợp lý, đồng thời cũng chính là công cụ đắc lực để thay đổi cách thức quản lý các rủi ro…

Sau đây hãy cùng VCR theo dõi bài viết về tiêu chuẩn ISO 29001:2020 – Hệ thống quản lý chất lượng ngành Dầu khí nhé.

1. Dầu khí theo ISO 29001 là gì?

Dựa trên sự hợp tác giữa ISO và ngành dầu khí quốc tế (API - Viện Dầu khí Mỹ) để phát triển, tiêu chuẩn ISO 29001 tập trung phần lớn vào các chuỗi cung ứng dầu mỏ, khí đốt.

Dầu khí theo tiêu chuẩn ISO 29001 là gì
Dầu khí theo tiêu chuẩn ISO 29001 là gì ?

Tiêu chuẩn ISO/TS 29001 dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 9001 cùng với sự kết hợp với yêu cầu bổ sung, để hạn chế chất thải, giảm tốc độ biến đổi từ những nhà cung cấp dịch vụ.

Các yêu cầu này được tách biệt, nhằm đảm bảo tính rõ ràng, dễ giám sát. Chất lượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ từ nhà cung cấp được thống nhất toàn cầu, liên tục cải tiến. Điều này rất đáng quan tâm khi rủi ro về hàng hoá, dịch vụ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức cũng như các ngành công nghiệp có liên quan.

2. ISO/TS 29001 mang lại những lợi ích gì?

Sau đây là những lợi ích mà tiêu chuẩn này mang lại

  • Tiêu chuẩn này được thừa nhận trên toàn cầu, được xem như một phương pháp hiệu quả, tốt nhất về quản lý chất lượng trong ngành dầu khí.
  • Nâng cao sự tin tưởng với các tổ chức và những bên liên quan
  • Đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng nhờ đạt được giấy chứng nhận tiêu chuẩn này.
  • Tạo ra được phương pháp tiếp cận QMS chung trong chuỗi cung cấp, thuận lợi cho việc tiếp cận
loi-ich-cua-iso-29001
Lợi ích ISO 29001 mang lại
  • Chứng minh được sự an toàn cho nhân viên cũng như cộng đồng, đảm bảo tính nguyên vẹn và đồng bộ: bảo vệ môi trường, doanh thu hiệu quả,…
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ cải thiện cách thức quản lý rủi ro
  • Cải tiến chất lượng, giảm thiểu chất thải nhờ vào việc điều chỉnh các hoạt động
  • Với quá trình đánh giá thường xuyên để cải tiến liên tục, phòng ngừa lỗi sai, tránh lãng phí, giảm sự biến động.

3. Chứng nhận ISO 29001 – Hệ thống quản lý chất lượng ngành dầu khí là gì?

Đây là một tiêu chuẩn quốc tế tập trung phần lớn vào chuỗi cung ứng dầu khí, tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng đối với việc thiết lập, bố trí, sản xuất và hiệu suất của các dịch vụ, sản phẩm dành cho công nghiệp hóa dầu, dầu khí, khí đốt tự nhiên.

Tiêu chuẩn ISO/TS 29001 dựa trên ISO 9001, gồm các yêu cầu về ngăn ngừa lỗi, giảm thiểu thay đổi, quản lý chất thải từ nhà cung cấp dịch vụ. Những yêu cầu này được viết cụ thể, rõ ràng để dễ hiểu. Tiêu chuẩn này phù hợp với tất cả các tổ chức/doanh nghiệp trong ngành dầu khí, bởi nó được phát triển nhằm đảm bảo chất lượng cũng như sự đổi mới trong lĩnh vực này.

Chứng nhận ISO 29001
Chứng nhận ISO 29001

4. Tại sao ngành Dầu khí cần nhiều hơn chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001?

  • Ngành công nghiệp toàn cầu đang hoạt động trên thế giới (nhiều văn hóa, kỹ năng, tiếp xúc với thị trường quốc tế)
  • Hàng hóa, dịch vụ bị hư hỏng gây ra những hậu quả không nhỏ
  • Yêu cầu đảm bảo tính nhất quán để có thể kiểm chứng
  • Chủ sở hữu, người vận hành nên quản lý những rủi ro phát sinh từ việc sử dụng thiết bị, vật liệu.

Các ngành công nghiệp dầu khí, khí tự nhiên và hóa dầu đều có nhiều nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn, gây hại nghiêm trọng cho môi trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đe dọa đến sức khỏe và an toàn của con người. Hiện nay, các ngành này đối mặt với những thách thức kỹ thuật không nhỏ. Ví dụ như việc khai thác từ các giếng sâu hơn, áp suất cao hơn và đáy biển sâu hơn đòi hỏi những công nghệ và quy trình vận hành đặc biệt. Ngoài ra, vấn đề vận chuyển và xử lý sản phẩm cũng ngày càng phức tạp và đòi hỏi năng lực tinh chế cao trên toàn cầu. Do đó, ngành công nghiệp này vẫn phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn hơn khi cố gắng đảm bảo mua sắm các sản phẩm và dịch vụ an toàn và đáng tin cậy.

Vì ngành dầu khí có những nguy cơ riêng liên quan, việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, quy định và nhu cầu của người dùng là cực kỳ quan trọng. Ngành công nghiệp xử lý chất lỏng (bao gồm cả chất lỏng và chất khí) thường hoạt động ở áp suất cực cao và sử dụng nhiều loại sản phẩm và quy trình khác nhau. Đảm bảo an toàn cho nhân viên là điều rất quan trọng. Ngoài ra, việc bảo vệ môi trường và duy trì tính liên tục trong hoạt động kinh doanh (bao gồm cả sự duy trì doanh thu cho công ty và đất nước) yêu cầu một mức độ hoạt động đáng tin cậy và không gián đoạn.

Để giảm thiểu rủi ro vận hành do sản phẩm không tuân thủ các thông số kỹ thuật và quy định, việc tuân thủ chứng nhận ISO 29001:2020 - Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí là cần thiết. Chứng nhận này đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro vận hành.

5. Đối tượng áp dụng ISO 29001:2020 – Hệ thống quản lý chất lượng ngành dầu khí

Đối tượng áp dụng ISO 29001
Đối tượng áp dụng ISO 29001
  • Các nhà sản xuất vật liệu, thiết bị cho lĩnh vực dầu mỏ, hóa dầu, khí đốt tự nhiên trong chuỗi cung ứng này
  • Các nhà cung cấp dịch vụ trong ngành dầu khí
  • Mua bán thiết bị, dịch vụ, vật tư trong ngành dầu khí

6. Cách thức áp dụng tiêu chuẩn ISO 29001

Cũng tương tự như quá trình triển khai các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000,…) Qúa trình xây dựng, thực hiện tiêu chuẩn này cũng theo chu trình PDCA, gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Xác định mục đích , phạm vị xây dựng QMS
  • Thành lập ban chỉ đạo triển khai tiêu chuẩn ISO 29001
  • Bổ nhiệm các vị trí có trách nhiệm theo yêu cầu của tiêu chuẩn
  • Đào tạo nhận thức về ISO 29001
  • Đánh giá thực trạng
  • Xây dựng kế hoạch, gồm kế hoạch tổng thể và chi tiết các giai đoạn
  • Chuẩn bị, phân bổ nguồn lực cần thiết để xây dựng, triển khai, thực hiện

Bước 2: Xây dựng QMS

  • Phương pháp xây dựng hệ thống văn bản cần được đào tạo
  • Xây dựng hệ thống văn bản chất lượng, gồm có: chính sách, mục tiêu, sổ tay, các quy trình, hướng dẫn công việc, biểu mẫu,…

Bước 3: Triển khai

  • Phổ biến và hướng dẫn áp dụng các tài liệu hệ thống
  • Triển khai, giám sát việc áp dụng ở các phòng ban, bộ phận.
  • Xem xét và cải tiến nhằm đảm bảo công việc được kiểm soát hiệu quả, thuận lợi

Bước 4: Đánh giá và cải tiến

  • Đào tạo đánh giá viên nội bộ QMS theo ISO 29001
  • Lập các kế hoạch, tiến hành đánh giá
  • Khắc phục, cải tiến hệ thống sau khi đánh giá
  • Xem xét của ban lãnh đạo về chất lượng.
Cách thức áp dụng ISO 29001
Cách thức áp dụng ISO 29001

Bước 5: Đăng ký và đánh giá chứng nhận ISO 29001

  • Lựa chọn và đăng ký với tổ chức thực hiện chứng nhận
  • Đánh giá trước chứng nhận
  • Đánh giá giai đoạn 1 (hay còn gọi là đánh giá sơ bộ) à Khắc phục và cải tiến
  • Kiểm tra xác nhận lại, để khẳng định sự sẵn sàng của hệ thống sau khi đã đánh giá xong giai đoạn 1
  • Đánh giá giai đoạn 2 à Khắc phục và cải tiến
  • Nhận chứng chỉ tiêu chuẩn ISO/TS 29001 – hiệu lực trong vòng 3 năm
  • Duy trì, liên tục cải tiến hệ thống và giám sát định kỳ từ tổ chức chứng nhận (9 đến 12 tháng/lần)

Trên đây là những chia sẻ về ISO 29001, hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có những điều tham khảo hữu ích.

Phuong.

Từ khóa: