FSMS

FSMS là gì?

FSMS hay Food Safety Management System là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp sử dụng hệ thống này để đảm bảo quy trình quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của họ được kiểm soát chặt chẽ, các sản phẩm thực phẩm đều an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

FSMS yêu cầu kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào tới khi sản phẩm được lưu thông ra ngoài.

FSMS gồm 3 hệ tiêu chuẩn đảm bảo tuyệt đối mức độ an toàn của thực phẩm với người tiêu dùng:

  • GMP - Thực hành sản xuất tốt
  • HACCP - Phân tích mối nguy các điểm kiểm soát tới hạn
  • QMS - Hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống FSMS
FSMS - Food Safety Management System

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Có một số hệ thống quản lý ATTP mà doanh nghiệp có thể lựa chọn theo đuổi như:

  • ISO 22000: là một trong những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. ISO 22000 được soạn thảo và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.
  • FSSC 22000: là một chương trình chứng nhận cho đối tượng là tất cả các đơn vị sản xuất, chế biến trong chuỗi cung ứng thực phẩm
  • HACCP: là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm
  • BRC: BRC - Bristish Retail Consortium đề cập tới bộ tiêu chuẩn gồm các điều khoản về kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng được ban hành bởi Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh Quốc
BRC
Tiêu chuẩn BRC

Các yếu tố của FSMS

Các yếu tố để có hệ thống FSMS hiệu quả gồm:

  • Quy trình, thủ tục khi thực hiện các hoạt động quan trọng
  • Giám sát và lưu trữ hồ sơ
  • Thiết bị và cơ sở vật chất được bảo trì định kì
  • Quản lý và đào tạo nhân viên
  • Chứng nhận của các cấp quản lý
  • Kiểm tra, đánh giá điều kiện sức khỏe của công nhân viên
  • Kiểm soát và đào tạo chất lượng liên tục

Các yếu tố của FSMS

Tầm quan trọng của FSMS

FSMS có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh nghiệp tránh được các vấn đề, nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng sản phẩm thực phẩm, dịch vụ. Qua đó cũng đảm bảo người tiêu dùng được tiếp cận tới những sản phẩm tốt nhất.

FSMS cũng đưa ra các dữ liệu chung cho toàn bộ lãnh đạo và nhân viên, nâng cao tính thống nhất và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Lợi ích của FSMS

Lợi ích của FSMS

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm khỏi các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Khách hàng được tiếp cận với sản phẩm chất lượng tốt nhất, tránh các rủi ro ngộ độc, bệnh tật…
  • Khẳng định tính tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp
  • Kiểm soát hàng hóa, không có hàng quá hạn sử dụng, thất thoát…
  • Nâng cao năng suất và tính hiệu quả trong quá trình làm việc
  • Nâng cao hiểu biết về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đối với toàn bộ nhân viên

Quy trình xây dựng hệ thống FSMS hiệu quả

Dưới đây là quy trình 7 bước doanh nghiệp có thể tham khảo để xây dựng nên hệ thống FSMS hiệu quả:

Bước 1: Chuẩn bị một chiến lược tổ chức dựa trên các yêu cầu của khách hàng để đưa ra các chính sách và mục tiêu an toàn thực phẩm.

Bước 2: Xác định các nguồn lực cần thiết để triển khai và duy trì FSMS, bao gồm nhân sự, cơ sở hạ tầng, đào tạo và bất kỳ thay đổi nào cần thiết đối với môi trường làm việc của bạn.

Bước 3: Chỉ định một trưởng nhóm an toàn thực phẩm và một nhóm an toàn thực phẩm đa lĩnh vực để thực hiện và quản lý FSMS.

Quy trình xây dựng hệ thống FSMS

Bước 4: Lập mô hình FSMS về các nguyên tắc phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) để lập biểu đồ tất cả các mối nguy tiềm ẩn về an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu sản xuất.

Bước 5: Đào tạo nhân viên chủ chốt để đảm bảo họ hiểu các tiêu chuẩn FSMS và HACCP.

Bước 6: Tuyên truyền cho tất cả nhân viên về vai trò và trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bước 7: Kết hợp FSMS vào các hoạt động quản lý tổng thể của tổ chức.

PN

Từ khóa: