Trong bài viết này, hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu các yêu cầu của Nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc GPP cũng như cách để tuân thủ nó như thế nào nhé.

Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm trong nhà thuốc GPP

Quy định nhiệt độ độ ẩm nhà thuốc

Quy định về nhiệt độ và độ ẩm nhà thuốc GPP như sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ môi trường bảo quản dưới 30°C, độ ẩm dưới 75%.
  • Các thiết bị bảo quản mát (hoặc tủ lạnh) có nhiệt độ từ 8 đến 15°C, yêu cầu bảo quản lạnh từ 2 - 8°C.

Điều kiện bảo quản thuốc đặc biệt

  • Các loại thuốc có yêu cầu đặc biệt (ví dụ: yêu cầu duy trì liên tục việc bảo quản lạnh) chỉ được phép bảo quản không tuân theo quy định trên trong các quãng thời gian ngắn (ví dụ: khi sắp xếp hay di chuyển cục bộ trong nhà thuốc, kho thuốc).
  • Trang bị tủ lạnh chuyên dụng để bảo quản riêng biệt

Xem thêm: GPP trong ngành dược là gì

Cách để bảo quản thuốc tại các nhà thuốc GPP

Việc đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm như chúng ta nói ở trên có ảnh hưởng rất lớn từ cách chúng ta bảo quản thuốc tại nhà thuốc. Và cách bảo quản cụ thể như sau:

Yêu cầu vật tư thiết bị bảo quản

Vật tư thiết bị bảo quản là yếu tố then chốt phục vụ cho công việc bảo quản các sản phẩm dược tại nhà thuốc.

Các thiết bị bảo quản thuốc

Một số thiết bị cũng như nội thất của nhà thuốc để bảo vệ thuốc tránh ánh nắng trực tiếp và tạo ra môi trường có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp:

  • Tủ, kệ đảm bảo trơn nhẵn dễ dàng vệ sinh
  • Thiết kế chiếu sáng đảm bảo đủ ánh sáng để tránh nhầm lẫn thông tin thuốc.
  • Trang bị các thiết bị, hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm theo quy định.
  • Các có sở y tế cần trang bị các thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi với tần suất ghi phù hợp.
bảo quản thuốc nhà thuốc gpp
Theo dõi số liệu tại nhà thuốc GPP

Dụng cụ và bao bì lẻ

Dụng cụ và bao bì lẻ là một yếu tố cần quan tâm ngoài các thiết bị bảo quản.

  • Sử dụng các bao bì liên quan trực tiếp đến thuốc. Trong trường hợp hết các bao bì nói trên, người bán cần dùng các bao bì kín khí và có đủ độ cứng để bảo quản.
  • Không sử dụng các bao bì lẻ chứa nội dung quảng cáo của loại thuốc khác để đựng thuốc.
  • Chú ý về các loại thuốc dùng ngoài nên được đựng trong bao bì phù hợp.
  • Thuốc được pha chế theo đơn cần sử dụng trong các loại bao bì chuyên dụng, giúp dễ phân biệt và không gây ảnh hưởng đến thuốc.

Lưu ý với vấn đề ghi nhãn

Cuối cùng, các nhà thuốc cần chú ý đến việc ghi nhãn thuốc trong quá trình bảo quản. Các lưu ý cụ thể như sau:

Ghi nhãn thuốc là công việc không kém phần quan trọng trong quá trình bảo quản thuốc, bạn cần phải chú ý một số vấn đề như sau:

  • Khi bán lẻ, nếu thuốc không đựng trong bao bì ban đầu của nó thì người bán cần phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ cũng như liều lượng và cách dùng trong trường hợp không có đơn thuốc.
  • Với thuốc pha theo đơn, người bán cần ghi đầy đủ thông tin thuốc như khi bán lẻ. Ngoài ra cần bổ sung thêm ngày sản xuất, hạn dùng, tên người bệnh, thông tin về cơ sở pha chế cũng như các cảnh báo an toàn đối với trẻ em.

Thực hiện bảo quản thuốc tại nhà thuốc GPP

Để bảo quản thuốc tại nhà thuốc tốt nhất, chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:

  • Duy trì các điều kiện bảo quản một cách liên tục và xuyên suốt trong thời gian bảo quản.
  • Bảo quản các loại thuốc nhạy cảm với nhiệt độ ở các kho lạnh hoặc tủ lạnh, thuốc nhạy cảm với ánh sáng được bảo quản trong bao bì kín, ánh sáng không thể truyền qua.
  • Giữ nguyên vẹn bao bì thuốc trong toàn bộ quá trình bảo quản.
  • Bảo quản riêng biệt các loại thuốc đặc biệt (thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần)
  • Kiểm tra định kỳ số lượng thuốc trong kho, việc đối chiếu này cần phải tiến hành khi mỗi lô thuốc được sử dụng hết.
  • Điều tra các sai lệch, thất thoát thuốc và tìm ra nguyên nhân.
  • Kiểm tra số lô và hạn dụng một cách thường xuyên, đảm bảo sắp xếp thuốc tại nhà thuốc gpp theo nguyên tắc FEFO và FIFO.
  • Kiểm tra chất lượng thuốc định kỳ để phát hiện các hư hỏng hay biến chất khi bảo quản.
  • Các sản phẩm hết hạn cần được bảo quản ở một vị trí riêng, dán nhãn chờ xử lý. Có biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng thuốc, nguyên liệu hết hạn dùng.
Bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc
Giám sát nhiệt độ, độ ẩm tại nhà thuốc chuẩn GPP

Theo dõi và giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong quá trình bảo quản thuốc

Yêu cầu khi giám sát nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc GPP

  • Điều kiện bảo quản về nhiệt độ và độ ẩm được kiểm tra tối thiểu 2 lần/trong ngày
  • Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu 2 lần/ngày
  • Ghi chép các số liệu theo dõi về điều kiện bảo quản
  • Mỗi nhà thuốc, mỗi kho cần có một thiết bị theo dõi nhiệt tự động ghi với tần suất ghi tối thiểu là 30 phút/lần
  • Có thiết bị cảnh báo kịp thời về các sự cố hay sai lệch các thông số nhiệt độ và độ ẩm.

Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc bằng phần mềm

Thông thường việc theo dõi và ghi lại nhiệt độ, độ ẩm ở nhà thuốc được thực hiện một cách thủ công bằng cách kiểm tra 2 lần/ngày vào khung giờ cố định. Tuy nhiên phương án này hiện không còn được ưu tiên vì một số nhược điểm như sau:

  • Cần nhân lực, mất thời gian từ việc ghi chép và tổng hợp
  • Chỉ ghi được các giá trị tại thời điểm kiểm tra, chưa phản ánh đầy đủ toàn bộ thời gian bảo quản.
  • Không thể kịp thời phát hiện sự cố phát sinh.

Đó là lý do chúng ta cần ứng dụng công nghệ giám sát và cảnh báo để hỗ trợ cho công tác bảo quản thuốc. Một số điểm mạnh mà chúng mang lại như sau:

  • Giám sát các thông số độ ẩm và nhiệt độ thuận tiện thông qua app di động hay trình duyệt web.
  • Cảnh báo ngay khi xảy ra các vấn đề phát sinh
  • Toàn bộ dữ liệu lịch sử bảo quản thuốc được ghi lại
  • Xem trực tuyến thời gian thực các giá trị hiện tại của thuốc trong kho.
  • Xuất các báo cáo từ xa qua internet
  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
theo dõi nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc bằng phần phầm
Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc bằng phần phầm

Bảo quản thuốc luôn là công việc quan trọng cần quan tâm và việc đảm bảo nhiệt độ độ ẩm trong nhà thuốc là yếu tố bắt buộc. Mong rằng bài viết có thể giúp bạn giải quyết được các vấn đề này một cách hiệu quả nhất.

Brian

Từ khóa: