ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, còn ISO 22000 là tiêu chuẩn cho hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm.

Vậy giữa 2 tiêu chuẩn này có những điểm nào giống và khác nhau ? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng VCR giải đáp thắc mắc đó nhé

1. Giới thiệu chung về ISO 9001 và ISO 22000

Trước khi so sánh giữa ISO 9001 và ISO 22000, chúng ta cần tìm hiểu chung về 2 tiêu chuẩn này.

1.1. Tiêu chuẩn ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn đầu tiên do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành, nó được áp dụng nhằm đánh giá hệ thống quản lý chất lượng (QMS) cho tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt lĩnh vực hoạt động, quy mô, loại hình kinh doanh gì.

ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất, bổ sung, cập nhật những yêu cầu, hướng dẫn mới, thay thế phiên bản năm 2008.

Tiêu chuẩn này là một khuôn mẫu giúp cho doanh nghiệp áp dụng, vận hành, kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát được những rủi ro, chi phí phát sinh, nâng cao cơ hội phát triển cho tổ chức.

Những điểm giống và khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000
Những điểm giống và khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 9001

1.2. Tiêu chuẩn ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000 - hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS), nó được áp dụng cho mọi tổ chức hay doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm. Những tổ chức, doanh nghiệp này có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp về những hoạt động chuỗi thực phẩm. Ví dụ: các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu thực phẩm, chế biến thực phẩm, tổ chức sản xuất, bán lẻ thực phẩm,…

Với quá trình sản xuất thực phẩm có các yêu cầu, gồm có những nguyên tắc GMP, HACCP được đề cập cũng như tích hợp trong tiêu chuẩn ISO 22000. Từ đó, doanh nghiệp thiết lập, áp dụng, kiểm soát hệ thống một cách hiệu quả, ngăn chặn những rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm.

ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất thay thế cho phiên bản ISO 22000:2005.

Phiên bản đầu tiên là ISO 22000:2005 với lịch sử phát triển lâu đời, được phát hành năm 1960, nhằm đáp ứng các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Mục đích của phiên bản 2005 là giúp doanh nghiệp tạo ra, kiểm soát một hệ thống quản lý, nó sẽ ngăn chặn những rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm từ công đoạn sản xuất tới bước tiêu thụ cuối cùng.

So với phiên bản 2005 thì ISO 22000:2018 có sự khác biệt lớn là nó tích hợp dễ dàng với các tiêu chuẩn thuộc hệ thống quản lý khác.

Đặc biệt ở phiên bản mới nhất này, được bổ sung một số yêu cầu kỹ thuật. Chi tiết, tại điều 8 tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm ở mức độ kỹ thuật.

Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 22000

2. Những điểm giống nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

  • Nguồn gốc: Hai tiêu chuẩn này đều được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO phát triển và ban hành.
  • Đều được áp dụng, chứng nhận phổ biến và chứng chỉ có giá trị toàn cầu
  • Dựa vào cấu trúc bậc cao (HLS - High Level Structure) cả 2 tiêu chuẩn này đều được chỉnh sửa - đảm bảo sự tương thích giữa các tiêu chuẩn ISO. Từ đó, giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO một cách hợp lý và độc lập. Bên cạnh đó, còn kết hợp giữa các tiêu chuẩn ISO với nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Hai tiêu chuẩn đều có 10 điều khoản với tiêu đề chính không khác nhau
  1. Bối cảnh tổ chức
  2. Phạm vi áp dụng
  3. Tài liệu
  4. Thuật ngữ và định nghĩa
  5. Hoạch định
  6. Lãnh đạo
  7. Thực hiện
  8. Hỗ trợ
  9. Đánh giá kết quả hoạt động
  10. Cải tiến
  • Phương pháp tiếp cận: đều dựa trên rủi ro để áp dụng phương pháp tiếp cận – nó giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc lên kế hoạch, lường trước những rủi ro và cơ hội. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp dự phòng, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả.
  • Cả hai tiêu chuẩn đều áp dụng chu trình PDCA - hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát hệ thống quản lý một cách khoa học và cải tiến liên tục.

3. Những điểm khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

so sánh sự khác nhau giữa iso 9001 và iso 22000
So sánh sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

ISO 9001 và ISO 22000 là những bộ tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Vậy giữa 2 tiêu chuẩn này có những điểm nào khác nhau, để phân biệt chúng. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua bảng sau:

TT

Nội dung

Tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 22000

1

Đối tượng áp dụng

Áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp mà không phụ thuộc loại hình, lĩnh vực hoạt động hay quy mô.

Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có hoạt động trong chuỗi thực phẩm như nhà hàng, trang trại, khách sạn (không phân biệt quy mô, loại hình, trực tiếp hay gián tiếp)

2

Hệ thống quản lý

Các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng

Những yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

3

Mục đích

Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động quản lý để đáp đứng mọi nhu cầu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ gia tăng doanh thu, củng cố hình ảnh, vị thế, nâng cao sức cạnh tranh.

Nhắm đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm một cách toàn diện, ngắn chặn các mối nguy hiểm có ảnh hưởng đến mọi công đoạn trong quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ.

4

Tài liệu và hồ sơ

ISO 9001 đưa ra những yêu cầu chung nhất, định hướng các tài liệu, hồ sơ quan trọng để phục vụ việc vận hành, kiểm soát QMS hiệu quả, phù hợp.

Phạm vi tài liệu và hồ sơ rộng hơn, chi tiết hơn (phải mô tả, ghi chép lại cụ thể) và dựa trên sự phù hợp với các nguyên tắc GMPHACCP để thiết lập. Từ đó, việc quản lý FSMS của các doanh nghiệp mới có hiệu lực.

5

Nguyên tắc quản lý

Áp dụng 7 nguyên tắc như sau:

· Hướng vào khách hàng.

· Sự lãnh đạo.

· Sự tham gia của mọi người.

· Tiếp cận theo quá trình.

· Dựa trên bằng chứng để quyết định

· Cải tiến.

· Quản lý mối quan hệ.

Áp dụng 7 nguyên tắc cơ bản của ISO 9001 đồng thời kết hợp thêm 4 yếu tố sau:

· Trao đổi thông tin lẫn nhau,

· Chương trình tiên quyết,

· Quản lý hệ thống,

· Các nguyên tắc HACCP (Phân tích mối nguy, điểm kiểm soát tới hạn).

6

Thực hiện (điều khoản 8)

Cung cấp một trình tự khái quát giúp doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng của các quy trình.

Đưa ra một khung trình tự cơ bản giúp doanh nghiệp đảm bảo toàn bộ quá trình hoạt động trong chuỗi thực phẩm phù hợp và đáp ứng được với các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

7

Chứng chỉ liên quan

Giấy chứng nhận ISO 9001 – Điều kiện tham gia đấu thầu trong các lĩnh vực công

Giấy chứng nhận ISO 22000 – Miễn giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Mối liên quan giữa 2 tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000

4.1. Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiền đề để xây dựng ISO 22000

Về cơ bản có thể thấy các điều khoản và nội dung thuộc tiêu chuẩn ISO 9001 có tính khái quát cao, bao quát rất nhiều khía cạnh được đề cập tới trong tiêu chuẩn ISO 22000.

Các doanh nghiệp đang áp dụng ISO 9001 sẽ rất dễ dàng triển khai FSMS theo tiêu chuẩn ISO 22000. Nhưng doanh nghiệp cũng cần chú trọng các yêu cầu ở khoản 8 của ISO 22000 để hoàn thiện hơn hệ thống quản lý.

An toàn thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các quá trình. Vì vậy nếu doanh nghiệp sở hữu một hệ thống quản lý chất lượng đạt yêu cầu thì hệ thống sẽ làm tăng giá trị cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc vận hành cũng như kiểm soát hiệu quả mọi quá trình hoạt động trong doanh nghiệp một cách tổng thể chính là cốt lõi đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy nên khi tích hợp 2 tiêu chuẩn này với nhau thì doanh nghiệp sẽ có một QMS hiệu quả tốt nhất, chất lượng, an toàn thực phẩm cũng được nâng cao đáng kể.

4.2. Hệ thống quản lý tích hợp giữa 2 tiêu chuẩn

Hệ thống quản lý này sẽ giúp cho doanh nghiêp đảm bảo chất lượng ở mọi phương diện đồng thời đảm bảo được yếu tố an toàn về vệ sinh thực phẩm. Bởi doanh nghiệp không chỉ đáp ứng được tiêu chí sạch sẽ mà còn có thêm yếu tố chất lượng, theo đúng mong đợi và nhu cầu của khách hàng.

Vì cả 2 tiêu chuẩn này đều áp dụng HLS – đảm bảo được sự tương thích giữa các tiêu chuẩn ISO, cho nên doanh nghiệp sẽ gặp ít khó khăn và sẽ thuận lợi hơn trong quá trình xây dựng, triển khai hệ thống tích hợp ISO 9001 và ISO 22000.

5. Những lợi ích khi chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000

  • Khẳng định vị trí và nâng cao thương hiệu, hỗ trợ cho công tác truyền thông, quảng bá dịch vụ, sản phẩm một cách tích cực.
  • Có được lợi thế cạnh tranh, được lòng khách hàng cũng như đối tác về các dịch vụ và sản phẩm đạt chuẩn.
  • Tiền đề cho doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường.
  • Chi phí vận hàng, thu hồi, tiêu hủy giảm đi đáng kể
  • Chất lượng các dịch vụ và sản phẩm được đảm bảo, các mối nguy được kiểm soát hiệu quả hơn.
  • Mọi yêu cầu về luật định liên quan đến giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động thương mại khác đều được đáp ứng.

6. Một số câu hỏi thường gặp khi phân biệt tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000.

  1. Giấy chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000 giống nhau ở điểm nào?

Trả lời: Nhìn chung hai chứng chỉ này có những điểm giống nhau là chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng thuộc tiêu chuẩn quốc tế và có hiệu lực 3 năm sử dụng.

  1. Nên xin giấy chứng nhận ISO 9001 hay ISO 22000?

Trả lời: Chứng nhận ISO 9001 áp dụng cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực còn chứng nhận ISO 22000 chỉ tập trung vào vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, xin chứng chỉ ISO 9001 hay ISO 22000 sẽ phụ thược vào mục đích hay lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp.

  1. Những điểm khác nhau cơ bản giữa ISO 9001 và ISO 22000 là gì?

Trả lời: Những điểm khác nhau giữa giấy chứng nhận ISO 9001 và giấy chứng nhận ISO 22000 là: khái niệm, đối tượng áp dụng, hệ thống quản lý, mục đích, nguyên tắc quản lý, tài liệu hồ sơ,….

  1. Đối với những doanh nghiệp hoạt động cung ứng thực phẩm có bắt buộc áp dụng ISO 9001 ?

Trả lời: Với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm, không bắt buộc phải có giấy chứng nhận ISO 9001, chỉ cần có 1 trong 2 loại giấy chứng nhận là: ISO 22000 hoặc chứng nhận VSATTP. Nhưng để quy trình sản xuất, kinh doanh và vận hành đạt hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tham khảo thêm chứng nhận ISO 9001.

  1. Muốn xuất khẩu nước ngoài thì các doanh nghiệp thực phẩm phải có chứng nhận ISO nào ?

Trả lời: Cả 2 chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000 đều tạo cơ hội để doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài.

Trên đây là những chia sẻ của VCR về tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000. Hy vọng những thông tin này đã giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng phân biệt sự giống nhau và sự khác nhau giữa 2 tiêu chuẩn này.

Phuong.