Hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu những điểm chung cũng như sự khác biệt về 2 phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001 thông qua bài viết sau.

Việc so sánh 2 phiên bản của ISO 9001 giúp cho tổ chức, doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi, bổ sung kịp thời, nhằm đáp ứng được những yêu cầu, nâng cao hiệu quả trong việc chuyển đổi hệ thống trong bối cảnh toàn cầu.

1. Tiêu chuẩn ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng

Tiêu chuẩn này được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987 và được cập nhật liên tục vào các năm 1994, 2000, 2008 và bản mới nhất 2015.

hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001

Trong vòng 3 năm kể từ tháng 2 năm 2012, Ủy ban kỹ thuật chịu trách nhiệm việc soạn thảo tiêu chuẩn ISO 9001 (ISO/TC 176) đã làm việc miệt mài với giai đoạn thiết kế. Tiếp nhận hơn 3000 ý kiến với tỷ lệ hơn 80% sự tán thành từ những bản dự thảo cũng như những bản góp ý từ những tiểu ban kỹ thuật TC 176 quốc gia trong giai đoạn soát xét.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2015 để thay thế phiên bản ISO 9001:2008 vào ngày 15 tháng 9 năm 2015.

Phiên bản mới 2015 này được tạo thành dựa trên những yêu cầu liên quan đến những khía cạnh của hệ thống quản lý chất lượng. Về mặt cấu trúc, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có 10 điều khoản tường ứng với chu trình PDCA.

  • Điều khoản 4-7: Plan
  • Điều khoản 8: Do
  • Điều khoản 9: Check
  • Điều khoản 10: Act

Những yêu cầu từ điều khoản 4 đến điều khoản 10 được minh họa bằng mô hình tiếp cận theo quá trình, chu trình PDCA như hình sau:

Mô hình PDCA trong ISO 9001
Mô hình PDCA trong ISO 9001

Tìm hiểu thêm: Xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 theo quy trình PDCA

2. Những điểm chung và sự khác biệt giữa ISO 9001:2008 và ISO 9001:2015

2.1. Điểm chung

ISO 9001 ở cả 2 phiên bản đều có cùng cấu trúc với một số định nghĩa, khái niệm cơ bản, ví dụ như: khách hàng, quản lý, đo lường, mục tiêu, hoạch định, chính sách, kiểm soát, thủ tục, yêu cầu, đánh giá, ra quyết định, hành động khắc phục, sự không phù hợp.

Những điểm chung và sự khác biệt của 2 phiên bản trong ISO 9001
Những điểm chung và sự khác biệt của 2 phiên bản trong ISO 9001

2.2. Sự khác biệt

Dưới đây là những so sánh về 2 phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001.

2.2.1. Về cấu trúc

Điểm khác biệt đầu tiên giữa 2 phiên bản của ISO 9001 là cấu trúc tiêu chuẩn có sự thay đổi.

  • ISO 2008 có 5 phần chính từ mục 4 đến 8,
  • ISO 2015 có 7 phần chính từ mục 4 đến 10.

Chi tiết ở bảng sau:

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

1. Phạm vi

1. Phạm vi áp dụng

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Hệ thống quản lý chất lượng

4. Bối cảnh của tổ chức

5. Trách nhiệm lãnh đạo

5. Sự lãnh đạo

6. Quản lý nguồn lực

6. Hoạch định

7. Tạo sản phẩm

7. Hỗ trợ

8. Đo lường, phân tích, cải tiến

8. Thực hiện

9. Đánh giá kết quả thực hiện

10. Cải tiến

2.2.2. Về thuật ngữ

So với thuật ngữ ở phiên bản cũ 2008, thì ISO 9001:2015 có một số thay đổi như sau:

Tiêu chuẩn

ISO 9001:2008

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Bên quan tâm -> Khách hàng

Nhiều bên quan tâm -> Không chỉ có khách hàng

Sản phẩm

Sản phẩm và dịch vụ

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tiếp cận theo quá trình và khuyến khích

Dựa trên quản lý rủi ro, sự thay đổi, tri thức,… tiếp cận theo quá trình toàn diện.

Điều khoản loại trừ

Không còn sử dụng (loại trừ tùy vào bản chất rủi ro, nhưng không gây ra tình trạng không đạt được sự phù hợp của sản phẩm)

Mục tiêu

Mục tiêu, xem xét những yêu cầu áp dụng khác

Tài liệu, hồ sơ

Thông tin được lập ở dạng văn bản

Sản phẩm được mua

Các dịch vụ hay sản phẩm đều cung cấp từ bên ngoài

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp bên ngoài

Quản lý chất lượng có 8 nguyên tắc

Quản lý chất lượng có 7 nguyên tắc

Đại diện lãnh đạo về chất lượng

Không yêu cầu cho một lãnh đạo riêng mà mọi trách nhiệm hay quyền hạn đều được phân công

Sổ tay chất lượng

Không có

6 thủ tục bắt buộc

Không yêu cầu

Hành động phòng ngừa

Không yêu cầu

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc cho việc thực hiện mọi quá trình

3. Những điểm mới xuất hiện trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Ngoài những khác biệt so với phiên bản cũ được nêu trên, thì trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 còn được bổ sung một số điều khoản sau.

tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

3.1. Bối cảnh tổ chức (điều khoản 4.1)

Trong phiên bản 2015, bối cảnh tổ chức có những điểm mới như: Bối cảnh, môi trường kinh doanh, tổng hợp các yếu tố, điều kiện bên trong và bên ngoài của tổ chức có thể ảnh hưởng đến việc định hướng hoặc tiếp cận của tổ chức đối với mục tiêu, chiến lược kinh doanh (dịch vụ, sản phẩm) của đơn vị.

3.2. Hiểu được những mong đợi cũng như nhu cầu của các bên quan tâm (điều khoản 4.2)

Tổ chức cần phải làm những điều sau:

  • Những yêu cầu có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng của các bên liên quan.
  • Những bên có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp

3.3. Xác định phạm vi (điều khoản 4.3)

Điều khoản này yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp phải xem xét:

  • Những yếu tố nội bộ/bên ngoài được đề cập trong điều khoản 4.1
  • Xác định những yêu cầu có liên quan của bên quan tâm trong điều khoản 4.2
  • Các dịch vụ, sản phẩm của tổ chức, doanh nghiệp.

3.4. Tiếp cận theo quản lý rủi ro

Điểm này được thể hiện trong những điều khoản sau: 4.4; 5.1; 6.1; 9.1.3; 9.3.2; 10.2

Đánh giá những rủi ro về chất lượng, dựa theo mô hình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

  • Xác định được những rủi ro
  • Đánh giá mức độ tác động của những rủi ro đó đến hệ thống quản lý chất lượng.
  • Đề xuất những biện pháp phòng ngừa và giải quyết (tư duy dựa trên những đánh giá rủi ro của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 và ISO 22000:2005)

3.5. Vai trò lãnh đạo

Lãnh đạo cao nhất phải chứng minh sự lãnh đạo cũng như sự cam kết của mình đối với hệ thống quản lý chất lượng, được thể hiện qua yêu cầu “tự chịu trách nhiệm”…

Phiên bản mới 2015 không đòi hỏi đại diện lãnh đạo QMR ở phiên bản cũ, với mong đợi: lãnh đạo cần phải trực tiếp điều khiển hệ thống quản lý chất lượng - QMS.

3.6. Hoạch định những yêu cầu QMS (điều khoản 6)

  • Các yêu cầu cụ thể, rõ ràng khi tiếp cận quá trình.
  • Nhận biết năng lực nhân sự yêu cầu.
  • Nhận biết, duy trì tri thức điều hành cốt lõi.
  • Tiếp cận dựa trên rủi ro, nhằm kiểm soát nhà cung ứng bên ngoài.

4. Một số những điều khoản có trong ISO 9001:2008 nhưng không xuất hiện trong phiên bản mới 2015

Dưới đây là một số điều khoản không có trong phiên bản ISO 9001:2015 nhưng có trong phiên bản cũ 2008.

Tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 so với ISO 9001:2008

Điều khoản trong ISO 9001:2008

(Diễn giải) ISO 9001:2015

Điều khoản

1.2. Áp dụng

Phiên bản mới khi xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng không đề cập đến “ngoại lệ”. Những yêu cầu về việc được phép “không áp dụng” một hoặc nhiều yêu cầu của tiêu chuẩn được đề cập trong điều khoản 4.3

Điều khoản 4.2.2. Sổ tay chất lượng

Trong ISO 9001:2015 không yêu cầu, bắt buộc tổ chức áp dụng.

Tuy nhiên, việc thiết lập sổ tay chất lượng được coi là thực hành tốt, chính vì thế tổ chức, doanh nghiệp có thể duy trì sổ tay chất lượng như một tài liệu giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng của mình.

Điều khoản 4.2.3. Kiểm soát tài liệu

Điều khoản 4.2.4. Kiểm soát hồ sơ

Trong phiên bản 2008 sử dụng các thuật ngữ như “hồ sơ, tài liệu, sổ tay, văn bản,…” thì được thay thế ở ISO 9001:2015 là “thông tin bằng văn bản”

Thông tin bằng văn bản đề cập tới những yêu cầu kiếm soát thông tin dạng văn bản

Chú ý: Mặc dù sử dụng thuật ngữ “Thông tin bằng văn bản” những các doanh nghiệp cần phải phân biệt “duy trì” thể hiện chỉ sử dụng cho tài liệu, còn “lưu giữ” sử dụng cho các hồ sơ.

Điều khoản 5.5.2. Đại diện lãnh đạo

Phiên bản mới này không yêu cầu bắt buộc tổ chức áp dụng một vị trí đại diện lãnh đạo.

Nhưng các vai trò, trách nhiệm, quyền hạn tương ứng vẫn được tổ chức đề cập và bổ sung cho việc quản lý hệ thống chất lượng ở điều khoản 5.3

Điều khoản 7.5.2. xác nhận giá trị sử dụng

Yêu cầu về điều khoản 7.5.2 không còn là một điều khoản riêng biệt mà đã đưa vào thành một yêu cầu (F) ở điều 8.5.1. Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Điều khoản 8.2.3. Theo dõi, đo lường các quá trình

Điều khoản này không xuất hiện trong phiên bản 2015.

Ở điều khoản 9.1.1 yêu cầu việc đo lường, theo dõi, khái quát thuộc điều khoản chính 9.1

Điều khoản 8.2.4. Theo dõi và đo lường sản phẩm

Điều khoản này cũng không xuất hiện trong ISO 9001:2015

Điều khoản 8.6 yêu cầu theo dõi và đo lường sản phẩm. Thông qua dịch vụ, sản phẩm và điều khoản 9.1.1 thuộc điều khoản chính 9.1 theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá.

Điều khoản 8.5.3 Hành động phòng ngừa

ISO 9001:2015 nhất quán với tiếp cận về quản lý rủi ro nên không có điều khoản riêng về hành động phòng ngừa.

Ở điều khoản 6.1 thể hiện tinh thần, yêu cầu phòng ngừa liên quan đến hành động giải quyết rủi ro và cơ hội.

Trên đây, VCR đã chia sẻ những kiến thức so sánh 2 phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001 khá chi tiết và đầy đủ. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ áp dụng vào hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị mình phù hợp nhất.

Phuong.