Vậy bạn có biết không khí sạch được định nghĩa như thế nào? Tiêu chuẩn của không khí sạch là gì? và Ảnh hưởng của nó ra sao chưa?

1. Không khí sạch là gì

Không khí sạch là loại không khí chứa rất ít tạp chất, bao gồm 78% Ni-tơ, 21% Oxi và 1% cho các thành phần hỗn hợp các loại khí khác (Carbon dioxit, tiếp đến là Heli, Hidro, …). Không khí sạch sẽ góp phần ổn định sức khỏe con người, giảm stress và tái tạo năng lượng cho cơ thể.

không khí sạch

Không biết bạn có từng để ý đến khi khởi động xe máy hoặc ô tô, thỉnh thoảng sẽ có một luồng khói đen bốc ra từ ống xả. Khi đó bằng mắt thường chúng ta có thể xác định đó là không khí bẩn khi nó có màu nâu, hoặc chúng ta có thể ngửi thấy mùi ô nhiễm bằng mũi. Tuy nhiên nhiều khi chúng ta tiếp xúc với không khí bẩn mà không nhìn thấy hoặc ngửi thấy nó.

Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu các tiêu chuẩn không khí sạch có yêu cầu ra sao

2. Tiêu chuẩn không khí sạch trong các môi trường

2.1. Tiêu chuẩn không khí xung quanh

Theo tiêu chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT, không khí sạch sẽ được quy định bằng cách giới hạn các thông số cơ bản có trong không khí xung quanh, bao gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon monoxit (CO), nitơ đioxit (NO2), ôzôn (O3), tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2,5 và chì (Pb) trong không khí xung quanh

Quy chuẩn này áp dụng để giám sát, đánh giá chất lượng không khí xung quanh và nó không áp dụng đối với không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất và không khí trong nhà.

Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  • Tổng bụi lơ lửng (TSP) là tổng các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 mm.
  • Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 mm.
  • Bụi PM2,5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mm.
  • Trung bình một giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ.
  • Trung bình 8 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục.
  • Trung bình 24 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ liên tục (một ngày đêm).
  • Trung bình năm: là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian một năm.

tiêu chuẩn không khí xung quanh

2.2. Tiêu chuẩn độ bụi phòng sạch

Nếu bạn chưa biết thì phòng sạch là môi trường có yêu cầu cực cao về không khí sạch. Trong môi trường này, nồng độ các hạt bụi được kiểm soát một cách cực kỳ chặt chẽ.

Nồng độ bui trong các phòng sạch được đo bằng tiêu chuẩn TCVN 8664-1:2001 là tiêu chuẩn tương đương với ISO 14644-1. Tiêu chuẩn này sẽ đô nồng độ bụi trong môi trường phòng sạch, quy định số lượng và kích thước hạt bụi trên một đơn vị thể tích không khí (ở đây là mét khối). Bạn có thể xem bản sau để biết các giới hạn nồng độ cho phép.

Tiêu chuẩn không khí phòng sạch

Giới hạn nồng độ cho phép ( hạt/m³ )

0,1 μm

0,2 μm

0,3 μm

0,5 μm

1 μm

5 μm

ISO1

10

2

ISO2

100

24

10

4

ISO3

1000

237

102

35

8

ISO4

10000

2370

120

352

83

ISO5

23700

1200

3520

832

29

ISO6

12000

35200

8320

293

ISO7

352000

83200

2930

ISO8

832000

29300

ISO9

293000

Xem thêm: Phòng sạch là gì

3. Lợi ích của không khí sạch và tác hại khi không có không khí sạch

3.1 Lợi ích của không khí sạch

Hít thở trong không khí sạch có rất nhiều lợi ích cho con người, trong đó có thể kể đến như:

  • Phổi sạch hơn
  • Giảm các triệu chứng hen suyễn và dị ứng
  • Cải thiện vẻ ngoài của da
  • Ổn định hệ tiêu hóa
  • Chất ổn định tâm lý và cảm xúc
  • Tâm trạng tốt hơn, giấc ngủ ngon hơn
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi, tim và động mạch

lợi ích của không khí sạch

Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe ở trên, không khí sạch cũng có tác động tích cực đến động thực vật trên trái đất. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các khu vực ô nhiễm cao trên thế giới sẽ có một vài bất lợi về mặt xã hội. Nó chứng mình rằng giải quyết vấn đề ô nhiễm cũng có thể giúp giải quyết được các vấn đề về xã hội, có khả năng giảm tỷ lệ tội phạm và nghèo đói trên diện rộng.

3.2 Tác hại của không khí ô nhiễm

Trong tất cả các loại ô nhiễm nguy hiểm thì ô nhiễm không khí chiếm khoảng 66% các ca tử vong liên quan đến ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm di chuyển nhanh hơn khi bay trong không khí và con người rất dễ tiếp xúc với nó.

Chỉ cần hít thở không khí bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm trong không khí là rất quan trọng đối với con người. Lý do chính khiến ô nhiễm được coi là một mối đe dọa lớn là do những tác động tiêu cực mà nó gây ra đối với sức khỏe con người. Nếu tiếp xúc với ô nhiễm trong ngắn hạn và dài hạn có thể dẫn đến:

  • Các biến chứng hô hấp
  • Khả năng cao mắc bệnh phổi
  • Các bệnh liên quan đến tim mạch
  • Có thể gây ra các bệnh ung thư
  • Mệt mỏi, thở khò khè và khô họng
  • Khiến bệnh hen suyễn trầm trọng hơn
  • Tuổi thọ giảm

tác hại của không khí bẩn

Tùy mức độ tiếp xúc với chất gây ô nhiễm mà các triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc trong thời gian dài.

4. Biện pháp cải thiện chất lượng không khí

4.1. Ở trong nhà

Đầu tiên việc giữ không gian nhà cửa sạch sẽ thông thoáng bằng cách dọn dẹp thường xuyên để tránh hạn chế tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc gây hại là điều cần làm đầu tiên. Ngoài ra, trồng cây xanh sẽ giúp ích rất nhiều đến việc điều hòa không khí, loại bỏ các môi nguy hại đến sức khỏe con người.

Máy lọc không khí cũng là thiết bị cần thiết để giảm thiểu lượng bụi mịn trong môi trường trong nhà. Và chúng ta cần chú ý lựa chọn các sản phẩm uy tín, tiết kiệm điện, được thiết kế cho môi trường Việt Nam sẽ giúp phát huy tính hiệu quả cao hơn.

cải thiện không khí

Ngoài ra các đồ nội thất được sử dụng trong gia đình cũng cần có tính thân thiện với môi trường. Những đồ gỗ, giấy lau, giấy vệ sinh chất lượng kém, … cũng sẽ thải ra môi trường các hạt bụi mà mắt thường không thể nhận ra.

4.2. Ngoài đường

Khí thải từ xe cộ là nguyên nhân hàng đầu gây ra lượng lớn bụi mịn trong không khí. Những giờ cao điểm thì không khí càng ô nhiễm nặng hơn. Do đó việc hạn chế ra đường trong thời điểm này cũng giúp giảm bớt ô nhiễm và có thể bảo vệ cho chính bạn.

Các phương tiện tạo ra ít khí thải như xe điện hay xe đạp nên được sử dụng nhiều hơn thay cho xe gắn máy, xe hơi. Ngoài ra việc sử dụng các phương tiện công cộng như xe Bus cũng hạn chế được lưu lượng xe tham gia giao thông, không chỉ giúp giảm ô nhiễm mà còn giảm tắc đường.

Ý thức con người là trên hết trong việc bảo vệ môi trường chung, do đó việc sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường, thay đổi các thói quen xả rác bừa bãi là việc cần làm. Cùng với đó chúng ta nên tham gia các hoạt động quét dọn, nhặt rác, trồng cây xanh … để bảo vệ và tái tạo môi trường sạch.

5. Ứng dụng của không khí sạch trong sản xuất

Không khí sạch không chỉ giúp ích cho sức khỏe con người mà còn hỗ trợ cực lớn cho các quy trình sản xuất các sản phẩm hiện nay. Không khí sạch có thể được coi như là nguyên liệu chủ yếu để phục vụ cho nhiều ngành sản xuất yêu cầu không khí sạch. Chúng ta có thể kể đến các ngành như Y tế, Nghiên cứu, Dược phẩm, Điện tử, Thực phẩm, …

Trong y tế không khí sạch giúp sản xuất các thiết bị y tế, tạo môi trường sạch để khám chữa bệnh, cung cấp khí hỗ trợ quá trình hô hấp cho con người. Thậm chí các máy nha khoa cũng sử dụng chúng để hoạt động tốt nhất.

Dược phẩm là một ngành ứng dụng rất nhiều không khí sạch. Để sản xuất các loại thuốc, thì các nhà máy dược phẩm phải đảm bảo môi trường sản xuất cực kỳ sạch để tạo ra các loại thuốc an toàn và hiệu quả với sức khỏe con người.

phòng sạch dược phẩm

Với các nhà máy thực phẩm, không khí sạch sẽ đảm bảo cho các sản phẩm có chất lượng cao nhất, an toàn vệ sinh thực phẩm cho con người.

Trong ngành điện tử, môi trường sạch sẽ giúp cho các sản phẩm chip, bán dẫn, linh kiện điện tử, … không có các khuyết tật. Sản phẩm tạo ra sẽ hoạt động tốt, đảm bảo tối đa về chất lượng và giúp tăng năng suất lao động cao nhất.

Nghiên cứu, thí nghiệm cũng cần có môi trường cực sạch để thực hiện các công việc một cách an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.

Thậm chí có nhiều công việc ở dưới lòng đất hay trên vũ trụ đều cần đến không khí sạch. Nó như một yếu tố then chốt cho cuộc sống hiện đại ngày nay.