Tổng hợp những tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO uy tín nhất
Trong thời gian gần đây, có nhiều bài báo cảnh báo về vấn đề tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO giả, hoạt động trái quy định, từ đó giúp các doanh nghiệp có cái nhìn trực quan về việc chọn lựa tổ chức chứng nhận uy tín.
- 1. Tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO là gì ?
- 2. Năng lực của tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO
- 3. Cách lựa chọn tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO uy tín
- 4. Kinh nghiệm để chọn tổ chức chứng nhận ISO uy tín, phù hợp
- 5. Top những tổ chức chứng nhận ISO uy tín tại Việt Nam
- 5.1. Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế - ISOCERT
- 5.2. Công ty TNHH BSI Việt Nam
- 5.3. Trung tâm chứng nhận phù hợp - QUACERT
- 5.4. Công ty TNHH Bureau Veritas Certification
- 5.5. Công ty TNHH SGS Việt Nam
- 5.6. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 – QUATEST 1
- 5.7. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 – QUATEST 2
- 5.8. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 – QUATEST 3
- 5.9. Công ty TNHH Intertek Việt Nam
- 5.10. Công ty TNHH TUV NORD Việt Nam
Ở Việt Nam có hơn 90 tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO, vậy các doanh nghiệp phải lựa chọn tổ chức chứng nhận uy tín nào? Để tránh những sự cố đáng tiếc, tốn kém chi phí mà không có kết quả tốt, các doanh nghiệp cần trang bị những kiến thức và tìm hiểu kỹ để lựa chọn được tổ chức chứng nhận tốt, uy tín cao.
Bài viết dưới đây VCR sẽ cung cấp khá chi tiết và đầy đủ những kiến thức và kinh nghiệm giúp doanh nghiệp chọn ra được tổ chức chứng nhận ISO phù hợp, uy tín.
1. Tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO là gì ?
Tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO là những tổ chức tiến hành thực hiện các hoạt dộng thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp của việc cung ứng dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa, các quá trình trong sản xuất, môi trường thích hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đánh giá từ bên thứ ba là một loại hình đánh giá do một tổ chức độc lập bên ngoài doanh nghiệp tổ chức đánh giá, còn gọi cách khác là tổ chức chứng nhận.
Tổ chức chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO cấp các chứng chỉ ISO như:
Tuy nhiên, không phải tổ chức chứng nhận nào cũng đủ năng lực để có thể cấp tất cả những chứng chỉ, chứng nhận nêu trên. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu một cách chi tiết, kỹ càng về năng lực của tổ chức chứng nhận.
2. Năng lực của tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO
Theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ, tại Việt Nam hiện này có hơn 90 tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO đã đăng ký hoạt động.
Những tổ chức chứng nhận phải có giấy phép đăng ký hoạt động theo Nghị định 107/2016 của Chính phủ, giấy phép đăng ký kinh doanh, nhân sự tham gia, hồ sơ năng lực,…
3. Cách lựa chọn tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO uy tín
Một số tiêu chí để nhận biết là tổ chức chứng nhận ISO uy tín
Tổ chức này cấp chứng nhận theo lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận
Được cơ quan Nhà nước (Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng,…) có thẩm quyền cấp phép cho tổ chức hoạt động theo Nghị định 107/2016 của Chính phủ.
Tổ chức chứng nhận ISO phải được cấp chứng chỉ công nhận năng lực tiến hành đánh giá chứng nhận từ tổ chức công nhận.
Nếu doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 9001 thì cần xem tổ chức chứng nhận đó được tổ chức công nhận cấp chứng chỉ công nhận năng lực tiến hành đánh giá hệ thống quản lý chất lượng hay chưa ?
Còn với đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 thì xem tổ chức này được cấp chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hay chưa ?
Lưu ý: khi doanh nghiệp lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO, nên chú ý đến hiệu lực của lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận.
Bí quyết để chọn được tổ chức chứng nhận ISO uy tín tại Việt Nam.
Dưới đây là ví dụ cụ thể để các doanh nghiệp dễ hiểu, tự tin trong việc lựa chọn tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO uy tín.
Ví dụ: Khi một doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 22000 cho đơn vị của mình, họ đã tìm hiểu và lựa chọn tổ chức chứng nhận A. Vậy làm sao doanh nghiệp đó biết được A là một tổ chức chứng nhận uy tín hay không ?
Doanh nghiệp cần xác định được 2 trường hợp dưới đây để kết luận tổ chức chứng nhận A uy tín hay không ? Ngoài việc dựa vào những dấu hiệu nhận biết tổ chức chứng nhận ISO uy tín nêu trên.
Trường hợp thứ nhất: Nếu trong hồ sơ năng lực của tổ chức A không đăng ký hoạt động chứng nhận ISO 22000 thì doanh nghiệp bỏ qua, không chọn để chứng nhận ISO 22000 cho đơn vị mình nữa. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng yếu tố này, tránh việc tiền mất mà chứng nhận lại không có giá trị.
Trường hợp thứ 2: Nếu trong hồ sơ năng lực của tổ chức chứng nhận A có đăng ký hoạt động chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 thì doanh nghiệp yên tâm đăng ký chứng nhận. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần nhỏ, nếu doanh nghiệp đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000 mà tổ chức chứng nhận A không được công nhận năng lực thì khi xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ra nước ngoài sẽ bị đối tác trả lại. Vì thế doanh nghiệp cần chú ý yếu tố này để lựa chọn những tổ chức chứng nhận được công nhận năng lực quốc tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải chú ý đến hiệu lực của hoạt động đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO của tổ chức chứng nhận. Thường thì hiệu lực này có 3 năm.
4. Kinh nghiệm để chọn tổ chức chứng nhận ISO uy tín, phù hợp
Ngoài những tiêu chí và bí quyết để lựa chọn tổ chức chứng nhận nêu trên, thì dưới đây là những kinh nghiệm lựa chọn tổ chức chứng nhận uy tín mà VCR chia sẻ.
- Kết hợp các dấu hiệu và bí quyết nêu trên
- Tham khảo tin tức tổ chức chứng nhận qua báo chí, hình ảnh của họ trên web của những doanh nghiệp khác
- Tham khảo các thông tin đáng tin cậy trên google
- Hỏi kinh nghiệm từ những doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO và họ lựa chọn tổ chức chứng nhận nào.
5. Top những tổ chức chứng nhận ISO uy tín tại Việt Nam
Dưới đây là những tổ chức chứng nhận ISO uy tín mà các doanh nghiệp có thể tham khảo, lựa chọn.
5.1. Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế - ISOCERT
Lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận: Hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001/TCVN ISO 9001; ISO 14001/TCVN ISO 14001; TCVN ISO 13485; ISO 45001/TCVN ISO 45001; BRC/FSSC 22000/TCVN ISO 22000; HACCP/TCVN 5603; BS EN 50288-2-1:2013; TCVN 8389; TCVN 5764:1993;… Vietgap; Hệ thống quản lý GMP, hàng hóa, sản phẩm, quá trình, sản xuất phù hợp tiêu chuẩn; chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn (chi tiết phụ lục kèm theo chứng nhận có hiệu lực hết ngày 24/1/2024)
Địa chỉ: Số 40 dãy A Lô 12, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
5.2. Công ty TNHH BSI Việt Nam
Lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận: Hệ thống quản lý theo ISO 9001/TCVN ISO 9001; ISO 14001/TCVN ISO 14001; OHSAS 18001; ISO 22000/TCVN ISO 22000; ISO 27001/TCVN ISO 27001; GMP; SA 8000; ISO 50001/TCVN ISO 50001; ISO 13485/TCVN ISO 13485; ISO 45001; HACCP;…
Địa chỉ: Tòa nhà Citilight Tower, số 45, đường Võ Thị Sáu, phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
5.3. Trung tâm chứng nhận phù hợp - QUACERT
Lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận: Hệ thống quản lý theo ISO 9001/TCVN ISO 9001; ISO 14001/TCVN ISO 14001; OHSAS 18001; ISO 22000/TCVN ISO 22000; ISO 27001/TCVN ISO 27001; ISO 50001/TCVN ISO 50001; HACCP; TCVN 5603/CAC/RAC 1-1969;…
Địa chỉ: Số 8 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
5.4. Công ty TNHH Bureau Veritas Certification
Lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận: Hệ thống quản lý theo ISO 9001/TCVN ISO 9001; ISO 14001/TCVN ISO 14001; ISO 22000/TCVN ISO 22000; SA 8000; IATF 16949; HACCP Codex CAC/RCP 1-1969 Rev 4-2003; FSSC 22000 Food/FSSC Packaging.
Địa chỉ: Tòa nhà Etown 1, 364 đường Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
5.5. Công ty TNHH SGS Việt Nam
Lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận: Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001/TCVN ISO 9001; ISO 22000/TCVN ISO 22000; HACCP; Qúa trình sản xuất phù hợp tiêu chuẩn; Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn (chi tiết phụ lục kèm theo): MSC; ASC; FSC FM; EUTR; … Hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001/TCVN ISO 14001; OHSAS 18001; SA 8000; FSSC 22000; GMP Food;
Địa chỉ: 198 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
5.6. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 – QUATEST 1
Lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận: Hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001/TCVN ISO 9001; Hàng hóa, Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Địa chỉ: Số 8 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
5.7. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 – QUATEST 2
Lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015/TCVN 9001:2015; Sản phẩm (chi tiết phụ lục kèm theo giấy chứng nhận)
Địa chỉ: 2 Ngô Quyền, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng
5.8. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 – QUATEST 3
Lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận: Hệ thống quản lý chất lượng; Sản phẩm (chi tiết theo phụ lục đi kèm giấy chứng nhận)
Địa chỉ: 49 Pasteur, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
5.9. Công ty TNHH Intertek Việt Nam
Lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận: chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn; chứng nhận hệ thống quản lý (danh mục cụ thể lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận trong phụ lục kèm theo)
Địa chỉ: 97 Lý Thái Tổ, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
5.10. Công ty TNHH TUV NORD Việt Nam
Lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận: Hệ thống quản lý theo ISO 9001/TCVN ISO 9001; ISO 14001/TCVN ISO 14001; ISO 22001/TCVN ISO 22001; ISO 50001/TCVN ISO 50001; ISO/IEC 27001/TCVN ISO/IEC 27001.
Địa chỉ: Tòa T.I.D, số 4 Liễu Giai, phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Hi vọng những thông tin trên đây đã phần nào đó giúp các doanh nghiệp có thêm kiến thức, kinh nghiệm để lựa chọn tổ chức chứng nhận uy tín và phù hợp với đơn vị của mình.
Phuong.